Blog công nghệ

Apple Airport Extreme

25/04/2019

Apple Airport Extreme
Apple Airport wifi ac


Nhiều thú vị tiềm ẩn

Trong số các sản phẩm Apple, ngoài iPhone và các dòng máy Mac vốn đã nổi tiếng, ít ai biết tới những sản phẩm phong cách riêng cực kì thú vị mà hãng này sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cao của những fan hâm mộ. Trong lần này chúng ta sẽ cùng làm quen với Airport Extreme, đây không đơn thuần chỉ là một chiếc Router cho mạng Wifi mà nó có nhiều chức năng vô cùng thú vị, đặc biệt là khi phối hợp với các đồng đội “táo” khác.

Apple Airport wifi ac

I. Đôi nét về thông số kĩ thuật:
Wireless
▪ IEEE 802.11a/b/g/n/ac2
▪ Six-element beamforming antenna array
▪ Simultaneous dual-band 2.4GHz and 5GHz
▪ Radio output power: 32.5 dBm maximum (varies by country)
Compatibility
▪ Interoperable with 802.11a, 802.11b, 802.11g, 802.11n, and 802.11ac-enabled Mac computers, iOS devices, Apple TV, Windows-based PCs, and other Wi-Fi devices
▪ NAT, DHCP, PPPoE, VPN Passthrough (IPSec, PPTP, and L2TP), DNS Proxy, IPv6 (6to4 and manual tunnels)
Security
▪ Wi‑Fi Protected Access™ (WPA/WPA2)3
▪ WPA/WPA2 Enterprise3
▪ MAC address filtering
▪ NAT firewall
▪ 802.1X, PEAP, LEAP, TTLS, TLS, FAST
Time-based access control

- Xét ở phương diện một sản phẩm Router Airport Extreme hỗ trợ chuẩn giao tiếp 802.11n Draft mới nhất. Đây là giao tiếp Wifi ở tần số 2.4GHz hoặc 5GHz tốc độ cao (tương thích ngược với b/g thông dụng hiện nay). Điểm mạnh của nó chính là ở mức 5GHz và băng thông rộng. Hiện nay tần số 2.4GHz (14 kênh tín hiệu) đã có quá nhiều thiết bị hoạt động dễ dàng gây nhiễu sóng Wifi ví dụ như AP Wifi khác, điện thoại không dây, thiết bị Bluetooth, bàn phím/chuột không dây, lò vi sóng... nên việc chuyển qua mức 5GHz sẽ cho đường truyền thông thoáng hơn, khoảng cách xa hơn (trên lý thuyết là 50m). Dĩ nhiên đa số người dùng chọn giải pháp 802.11n chính là vì tốc độ truyền dữ liệu cao (tới 540Mbps), tương đương gấp 10 lần so với chuẩn G thông dụng hiện nay.

- Trên Airport Extreme, Apple còn bố trí 3 cổng LAN cho phép người dùng sử dụng cáp RJ45 với tốc độ 1Gbp dành riêng cho các nhu cầu truyền dữ liệu lớn. Dĩ nhiên nếu đang dùng dịch vụ Internet cáp, bạn có thể dùng luôn Airport Extreme làm Router WAN với 1 cổng WAN thiết kế sẵn.

- Cuối cùng, chúng ta không thể không nhắc tới một cổng USB với chức năng chia sẻ thiết bị cực kì thú vị (sẽ đề cập ở phần dưới).

Apple Airport wifi ac

II. Những thú vị tiềm ẩn của Airport Extreme:

a. Airport Disk:

-Tính năng tuyệt nhất của Airport Extreme là Airport Disk. Về cơ bản, khi bạn cắm một ổ cứng lắp ngoài USB vào cổng tương ứng trên router, cài đặt phần mềm, nó sẽ xuất hiện trên mạng nội bộ như một ổ chia sẻ. Chưa hết, với tính năng Time Machine trong phiên bản OS X 10.5.x Leopard mới nhất. Người dùng có thể sử dụng đĩa cứng này làm nơi sao lưu các bản sao khác nhau của hệ thống (một dạng sao lưu rất tuyệt, độc quyền chỉ có ở máy tính Mac, nó vừa sao lưu tài liệu, vừa sao lưu cả hệ điều hành một cách rất thông minh chứ không nặng nề như Ghost hay hời hợt như System Restore của Windows). Sau đó, nếu bạn lỡ tay xóa mất ngay cả một tập tin nhỏ nhất, bạn cũng có thể lục lọi để tìm lại một mình nó trong ổ cứng sao lưu mà không cần phải khôi phục lại toàn bộ máy tính. Dĩ nhiên, thông qua tiện ích Airport Utility, người dùng có thể xác lập mật khẩu bảo vệ dữ liệu nếu muốn (thậm chí trên từng phân vùng). Airport Disk phối hợp hoàn hảo với cả các máy tính Windows và dĩ nhiên, khi cặp đôi với một chiếc máy Mac, nó tốt hơn nhiều so với các giải pháp đĩa cứng mạng thông thường khác. Khi khởi động lại, Airport Extreme có thể gửi tín hiệu tới toàn bộ các máy Mac để ngừng kết nối thay vì “lờ đi” như các ổ cứng mạng thông thường dành cho PC Windows. Do đó Finder của OS X sẽ không bị rối loạn và 90% các trục trặc thường gặp với ổ mạng thông thường sẽ không xuất hiện.

Apple Airport wifi ac

b. Chia sẻ máy in qua Bonjour:

- Apple giới thiệu Bonjour trong vài trò một cầu nối chỉa sẻ thiết bị giữa các máy tính mạng (bao gồm các máy Mac và Windows). Ngoài Airport Disk đã đề cập ở trên, nó còn có thể chia sẻ máy in USB. Bạn chỉ cần cắm máy in vào là Airport Extreme sẽ tự nhận và tiến hành chia sẻ. Thú vị nhất là bạn có thể chia sẻ thiết bị lên cả mạng Internet và khi cần – có thể in ấn hoặc truy xuất dữ liệu từ một nơi xa xôi nào đó rất nhanh chóng nếu biết IP. Việc thiết lập được tiến hành trên Airport Ultility và các máy tính khác chỉ cần cài tiện ích Bonjour (có cả cho Windows) - đơn giản hơn rất nhiều so với việc sử dụng các thiết bị mạng thông dụng.

c. Ba cổng mạng nội bộ tốc độ Gigabit:

- Airport Extreme phiên bản đầu tiên chỉ có một cổng WAN và 1 LAN, phiên bản tiếp theo được cải tiến với 3 cổng LAN 100Mbps. Trong khi đó, thế hệ Airport Extreme mới nhất hiện nay được trang bị 3 cổng LAN 1000Mbps đặc biệt lý tưởng hơn các dòng router thông thường bởi một lý do rất đơn giản: Hầu hết các máy tính hiện đại đều được thiết kế sẵn cổng giao tiếp Gigabit (bao gồm cả máy PC để bàn và laptop). Do đó nếu sử dụng Airport Extreme làm trung tâm mạng, bạn có thể dễ dàng truyền tải tập tin lớn một cách nhanh chóng (gấp 10 lần thông thường). Điều này rất lý tưởng vì hiện nay các nội dung HD và ứng dụng nặng đang bùng nổ mạnh mẽ. Nhu cầu sao chép vài GB đến vài chục GB hoặc cao hơn nữa mỗi ngày là không hề hiếm thấy. Nếu thực hiện qua mạng 100Mbps truyền thống, thời gian tiêu tốn là không ít.

d. WDS:

- Airport Extreme có thể mở rộng tầm phủ sóng Wifi thông qua tính năng WDS. Apple cung cấp một phiên bản Airport rút gọn mang tên Airport Express. Nó chỉ bé như một cục sạc điện thoại, tuy nhiên ngoài khả năng hoạt động độc lập như một Access Point, Airport Express có thể tự động nhận diện Airport Extreme và mở rộng tầm phủ sóng. Bạn có thể cắm Airport Express ở bất kì ổ điện nào trong nhà bởi nó rất nhỏ gọn. Mỗi Airport Express còn cho chia sẻ thêm một máy in USB và đặc biệt là truyền tín hiệu nhạc từ máy tính ra ngoài thông qua cáp minijack 3.5mm.

- Một thắc mắc lớn hiển nhiên sẽ nảy sinh là Airport Extreme có gì hơn nhiều thiết bị mạng khác hiện nay bởi với mức giá khoảng 2/3, người dùng đã có thể sắm cho mình một chiếc Router Wifi chuẩn N từ nhiều nhà sản xuất khác. Câu trả lời trước hết là Airport Extreme là một sản phẩm Mac-style: nếu bạn sử dụng nhiều máy tính Mac, bạn sẽ thấy phong cách là điều quan trọng đối với Apple, không chỉ ở hình thức thiết bị mà còn cả cách thức chúng hoạt động. Thiết lập mạng đối với Airport Extreme dễ hơn nhiều so với các loại router thông thường. Bạn không cần phải hiểu biết quá nhiều về mạng máy tính, cũng không cần phải mò mẫm trong firmware của thiết bị. Đơn giản chỉ là cài Airport Utility và chọn thiết lập mình muốn. Thứ hai cần kể đến đó là khả năng mở rộng vô hạn của Airport Extreme, nó cho phép 50 thiết bị không dây kết nối và chia sẻ dữ liệu cùng lúc, mặc dù các loại router Wifi khác ít khi đề cập tới số kết nối, nhưng hầu hết chúng đều gặp trục trặc khi có quá nhiều người dùng cùng lúc gửi/nhận dữ liệu. Thú vị nhất, Airport Extreme còn cho phép người dùng cắm một chiếc USB hub vào cổng USB của nó, như vậy bạn có thể chia sẻ cùng lúc nhiều máy in, đĩa cứng… nếu muốn. Thứ ba, Airport Extreme kết hợp hoàn hảo với các máy tính Mac trong khi vẫn giữ vững khả năng tương thích với các sản phẩm nền Windows. Như đã đề cập ở trên, trong Leopard, Apple đã bổ sung tính năng sao lưu Time Machine. Nó hỗ trợ sao lưu nhanh, đặc biệt là khi bạn dùng Wifi chuẩn N của Airport Extreme bởi toàn bộ các dòng MTXT và máy bàn của Apple đều được trang bị sẵn Wifi 802.11n từ vài năm trở lại đây, chưa kể tới Gigabit LAN. Thậm chí nhiều ý kiến từ phía người dùng còn cho biết, khi chia sẻ dữ liệu giữa các máy Mac với nhau, việc sử dụng Airport cho tốc độ tốt hơn nhiều so với các loại router Wifi N thông thường khác.

Apple sửa lỗi bảo mật "Trái tim rỉ máu" cho bộ đôi router dòng AirPort

Bộ đôi router AirPort Extreme và AirPort Time Capsule chuẩn AC của Apple đang bật tính năng Back to My Mac hay Send Diagnostics có thể bị hacker lợi dụng.

Apple mới đây vừa tung ra hàng loạt bản cập nhật phần mềm mới dành cho các sản phẩm của hãng. Bên cạnh iOS 7.1.1, bản cập nhật bảo mật cho OS X, "Táo khuyết" cũng phát hành phiên bản firmware mới cho bộ đôi router (base stations) AirPort Extreme và AirPort Time Capsule nhằm sửa lỗi bảo mật Heartbleed đang gây ra nỗi "kinh hoàng" cho toàn thế giới mạng trong thời gian qua.

Apple Airport wifi ac

Bản update, có tên gọi AirPort Base Station Firmware Update 7.7.3, sẽ sửa một lỗ hổng trong thư viện OpenSSL - 1 lỗi mà nếu hacker khai thác thành công có thể lợi dụng router để khởi xướng 1 cuộc tấn công man-in-the-middle. Các router AirPort bị ảnh hưởng là các router chuẩn 802.11ac (ra mắt hồi tháng Sáu năm ngoái) và đang bật tính năng Back to My Mac hay Send Diagnostics. Router AirPort chuẩn cũ hơn không bị ảnh hưởng và không cần update. 
Các router của Apple không phải là những thiết bị mạng duy nhất bị ảnh hưởng bởi lỗi bảo mật Heartbleed. Các đây ít lâu, Cisco Systems và Juniper Networks cũng công bố rằng nhiều mẫu router của họ gặp phải lỗi bảo mật này, và có vẻ như cho tới nay chưa có bất kì bản fix nào được đưa ra cho người dùng.

Apple Airport wifi ac

Size and Weight
Dimensions: 3.85 inches (98 mm) by 3.85 inches (98 mm) by 6.6 inches (168 mm)
Weight: 2.08 pounds (945 grams)1
Wireless
▪ IEEE 802.11a/b/g/n/ac2
▪ Six-element beamforming antenna array
▪ Simultaneous dual-band 2.4GHz and 5GHz
▪ Radio output power: 32.5 dBm maximum (varies by country)
▪ Channels 1-11, 36-48, and 149-165 approved for use in the United States and Canada
▪ Channels 1-13, 36-64, and 100-140 approved for use in Europe and Japan
▪ Channels 1-13, 36-64, and 149-165 approved for use in Australia, Hong Kong, and New Zealand
Compatibility
▪ Interoperable with 802.11a, 802.11b, 802.11g, 802.11n, and 802.11ac-enabled Mac computers, iOS devices, Apple TV, Windows-based PCs, and other Wi-Fi devices
▪ NAT, DHCP, PPPoE, VPN Passthrough (IPSec, PPTP, and L2TP), DNS Proxy, IPv6 (6to4 and manual tunnels)
Security
▪ Wi‑Fi Protected Access™ (WPA/WPA2)3
▪ WPA/WPA2 Enterprise3
▪ MAC address filtering
▪ NAT firewall
▪ 802.1X, PEAP, LEAP, TTLS, TLS, FAST
Time-based access control
Interfaces
Simultaneous dual-band 802.11ac wireless
Gigabit Ethernet WAN port for connecting a DSL modem, cable modem, or Ethernet network
USB 2 port for connecting a USB printer or hard drive
Three Gigabit Ethernet LAN ports for connecting a computer, Ethernet hub, or networked printer
Built-in power supply
Number of Users
▪ 50
Electrical and Environmental Requirements
▪ 100-240V AC, 50-60Hz; input current: 1.5 amp
▪ Operating temperature: 32° to 95° F (0° to 35° C)
▪ Storage temperature: -13° to 140° F (-25° to 60° C)
▪ Relative humidity (operating): 20% to 80%, noncondensing
▪ Maximum operating altitude: 10,000 feet
▪ Maximum storage altitude: 15,000 feet
Agency Approval
▪ FCC Part 15 Class B, Canada RSS-210, EN 300-328, EN 301-489, EN 301 893, ARIB STD-T66, RCR STD-T33, AS/NZS 4268: 2003, UL 60950, CSA-C22.2 No. 60950, GB 4943.1-2011
System Requirements
Setup and Administration
▪ iPhone, iPad, or iPod touch with iOS 5 or later and AirPort Utility 1.3
▪ Mac with OS X Lion v10.7.5 or later and AirPort Utility 6.3
Wireless Device Access
▪ Any Wi‑Fi-enabled device that uses the 802.11a/b/g/n/ac specification
Shared Printing with a USB Printer
▪ USB printer
▪ Mac with OS X v10.2.7 or later
▪ PC with Windows XP (SP3), Windows Vista (SP2), Windows 7 (SP1), or Windows 8
Shared USB Hard Drive
▪ Mac with OS X v10.4.8 or later
▪ PC with Windows XP (SP3), Windows Vista (SP2), Windows 7 (SP1), or Windows 8
Meet the entire AirPort family.
AirPort Express makes it easy to set up or extend a wireless network anywhere. Need more speed? AirPort Extreme gives you up to 3x faster Wi-Fi. And for automatic wireless backup of up to 3TB of data, choose AirPort Time Capsule.

MACBOOK REPAIR CENTER - SỬA CHỮA MACBOOK ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM SỬA CHỮA MACBOOK UY TÍN TẠI ĐÀ NẴNG
Hotline : 0896682255 || WEB : APPLE-MACBOOK.REPAIR
( Zalo , whatsapp ) english | Vietnamese 
Add : 215 Nguyễn Văn linh - Đà Nẵng 
Location : link google maps : https://g.page/macbookrepaircenter?share
- Email : Service.centervn@gmail.com
Bài viết cùng danh mục